Nhàu là loại quả quen thuộc với nhiều người, từ các bài thuốc dân gian đến những nghiên cứu khoa học, bởi loại quả có mùi khai này có công dụng rất hiệu quả trong việc chữa tiểu đường, cao huyết áp và nhiều căn bệnh khác.
Cây nhàu (Noni) có tên khoa học Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Ở nước ta, Nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, ao hồ hoặc mương rạch khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Bộ phận dùng làm thuốc gồm tất cả từ quả, rễ, lá, hạt cây nhàu.
Theo dược tính hiện đại, trong quả nhàu có tới 29 loại axit hữu cơ, tinh dầu và nhiều loại axit amin, caroten, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin B1,Vitamin B6, Vitamin B12, sắt, Mg, Ca, K, Na và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu khoa học, quả nhàu có chứa hợp chất prexonine, khi kết hợp với enzym prexoronase có trong dạ dày sẽ tạo thành chất xeronine. Khi protein kết hợp với xeronine tạo thành những khối có khả năng sản xuất năng lượng và giúp những tế bào khỏe mạnh phát triển hoàn hảo.
Trong y học dân gian, quả nhàu vị hăng nồng, tính mát, trị nhức mỏi xương khớp, dùng dưới dạng quả chín phơi khô ngâm rượu hoặc sắc uống... Rễ nhàu vị hơi đắng, tính ấm nhưng đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh, giảm đau, nhuận tràng, an thần, trừ phong thấp, trợ tiêu hóa, trị tăng huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, đau lưng nhức mỏi chân tay…
Ngoài ra, quả nhàu mang ngâm rượu cũng có tác dụng chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu rất hiệu quả.
Theo các chuyên gia, y học hiện đại đã chứng minh trái nhàu giúp hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh gồm phòng ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng. Hạn chế sự phát triển của các khối u và có thể dùng cho bệnh nhân đang xạ trị bệnh.
Do có tác dụng chống oxy hóa và tăng dung nạp Glucose, đồng thời cung cấp axit DAA có tác dụng làm giảm Glucose huyết. Loại quả đặc biệt này còn giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe tim mạch, làm cơ bắp thư giãn, giảm các vấn đề về bộ nhớ và các bệnh mãn tính như bệnh gút và tiểu đường…
Một nghiên cứu mới nhất cũng chứng minh rằng tinh chất rễ nhàu có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giúp tăng lưu lượng máu nhờ đó có dụng hạ huyết áp kéo dài và khả năng chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Đồng thời, tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất.
Không chỉ vậy, trái nhàu còn có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn, chống viêm, phòng ngừa loạn thần còn giúp trái nhàu hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, đau lưng, bệnh gút hội chứng xương ống tay và các rối loạn liên quan đến hệ thần kinh trung ương…
Đặc biệt, trái nhàu có tác dụng sản xuất những tế bào T có vai trò quan trọng trong việc đề kháng các tế bào lạ hoặc những dị ứng lạ cho cơ thể con người, thậm chí cả tế bào ung thư, giúp các tế bào này tăng cường, làm cho các tế bào khác mạnh mẽ lên, các tế bào lạ bị tiêu diệt dần dần. Nước cốt trái nhàu giúp người bị hen suyễn bớt cơn hen, tránh dị ứng mà người hen thường bị (như bụi, khói, phấn hoa... ).
Bên cạnh đó, loại quả này còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh kích ứng da dầu nhờ khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Trái nhàu tươi còn giúp tóc óng ả, đen mượt; giúp tái tạo làn da trở nên trắng sáng. Giúp chống dị ứng, ngăn ngừa trầm cảm và rối loạn tâm thần ở phụ nữ mạn kinh. Bên cạnh đó, còn giúp điều hòa rối loạn kinh nguyệt.
Với công dụng kháng nấm, trái nhàu cũng được ứng dụng trong một số loại kem dưỡng ẩm để vừa chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh về da và giúp da sáng mịn. Dùng trài nhàu non, giã nhuyễn và đắp lên mụn cóc và băng kín lại. Mỗi ngày thay một lần và đến ngày thứ 7 thì mụn cóc lồi lên và bạn có thể loại bỏ được mụn cóc. Bên cạnh đó, uống nước cốt trái nhàu thường xuyên mỗi ngày sẽ khiến bạn không thèm ăn, giúp bạn giảm cân hiệu quả
Đặc biệt, trái nhàu có nguồn kali cực lớn, có thể nhanh chóng đáp ứng lượng kali cần thiết hàng ngày của con người. Đây là công dụng quan trọng vì kali vốn là chất mà con người hay thiếu. Thậm chí kể cả các chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể không nhận được đủ kali.
Đáng chú ý, vị chua của trái nhàu khi ép sẽ làm tăng sự co bóp cơ trơn ở trong ruột. Những ai bị táo bón, thay vì uống thuốc nhuận tràng thì bạn có thể uống 2 muỗng nước cốt trái nhàu để làm tăng sự co bóp của ruột, từ đó giúp việc đẩy phân ra ngoài được dễ dàng hơn.
Lưu ý, lượng kali cao giúp trái nhàu hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh, tuy nhiên cũng có thể gây hại ở một số trường hợp như gây trở ngại cho các loại thuốc khác nhau được sử dụng ổn định huyết áp như thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali và thuốc chẹn thụ thể angiotensin. Hai loại này có thể dẫn đến nồng độ kali rất cao trong cơ thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn và rối loạn nhịp tim. Chính vì thế, những ai đang bị bệnh thận, người đang dung thuốc liên quan đến kali nên thận trọng khi sử dụng.
Phong Vũ
Theo Tạp chí Sống khỏe