Hợp tác quảng cáo

Quả dứa “thần dược” chữa sỏi thận

Dứa (thơm) là một loại trái cây thân thiện với sức khỏe. Trong Đông y, dứa còn có công dụng chữa rất nhiều bệnh, trong đó không thể không nhắc đến sỏi thận. Chỉ với một loại nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm, bạn đã có thể đánh tan viên sỏi đáng ghét trong cơ thể mình.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Sự lắng đọng các chất không được hòa tan:

Bệnh sỏi thận thường gặp ở những người ít uống nước hoặc uống không đủ lượng nước cần thiết trong ngày khiến hệ tiết niệu bài tiết kém, lượng nước tiểu còn lưu lại trở nên đậm đặc và dễ lắng đọng lại gây sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Ngoài ra, ở những người mắc bệnh gout, các tinh thể muối urat không chỉ lắng đọng ở các khớp và mô mềm mà còn lắng đọng ở thận và gây sỏi thận.

Sự lắng đọng các chất gây sỏi còn được tìm thấy ở những người bị dị dạng đường tiểu, u xơ tuyến tiền liệt hay chấn thương nằm lâu một chỗ, ít vận động nhưng lại uống quá nhiều sữa…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chế độ ăn uống không hợp lý:

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng giữa các chất có thể gây ảnh hưởng đến việc bài tiết và là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận.

Những người mắc bệnh sỏi thận thường có khẩu phần ăn quá nhiều thịt cá, dầu mỡ, chất béo nhưng lại ít rau xanh khiến hàm lượng cholesterol trong dịch mật tăng cao, lâu ngày hình thành sỏi.

Bên cạnh đó, ăn thức ăn quá mặn với lượng muối cao có thể gây áp lực và tổn thương cho thận, chức năng gan thận yếudần và hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến sỏi thận.

Lười vận động:

Lười vận động hay ít vận động cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Những người làm công việc văn phòng ít vận động và di chuyển, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến việc hấp thụ canxi bị hạn chế và dễ thất thoát qua nước tiểu. Từ đó, canxi dần lắng đọng và gây sỏi tiết niệu, sỏi thận hoặc có thể là sỏi mật.

Một số cách điều trị sỏi thận bằng quả dứa

Cách 1:

Bổ dọc trái dứa sau đó nhét 0,3g phèn chua vào giữa ruột rồi gắn lại. Nướng trái dứa cháy sém, dùng dao gọt bỏ phần vỏ, sau đó ép lấy nước để uống, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ cho sỏi thận và bàng quang mền ra. Làm liên tục từ 5-7 ngày sẽ có kết quả.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách 2:

Cũng lấy nguyên liệu chính là trái dứa với phèn chua nhưng bạn có thể chọn cách đem dứa ninh nhừ:

Lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó 0,3g phèn chua. Cho nước vào nồi và ninh dứa trong 3 giờ.

Bạn ăn cả dứa và uống nước, liên tục trong 7 ngày sẽ có kết quả.

Cách 3: 

Bạn có thể nướng quả dứa cháy vỏ ngoài rồi ép lấy nước trộn với 1 quả trứng gà đánh nhuyễn, uống 1 lần. Bạn nên uống liền 3 ngày và 2 lần/1 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ: Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi…). Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.

Uống nước chanh: Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu là khoáng sản, chất lỏng và axit bị mất cân bằng. Tức là lúc này hàm lượng các chất như canxi, oxalat và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận. Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.

Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalat: Oxalat là một loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat bao gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sôcôla; cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.

Cắt giảm lượng caffein: Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, uống chứa caffein như cà phê, trà, thuốc lá… vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.

Đào Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe