Hợp tác quảng cáo

Thực phẩm chức năng chứa thảo dược: nhãn mác “gây hiểu lầm”

(SKGĐ) Theo một nghiên cứu mới được công bố, một số loại thực phẩm chức năng có thành phần thảo dược không có những thành phần chính xác như trên nhãn mác.

Loạt chương trình trên BBC health “Tin tôi đi, tôi là một bác sĩ” hợp tác với các chuyên gia tới từ Đại học College London (Anh) nhằm kiểm tra các sản phẩm được mua từ các cửa hàng hoặc các nhà phân phối online. Theo đó:

- Trong số 30 sản phẩn có thành phần bạch quả, thì có 8 sản phẩm chỉ chứa rất ít hoặc không có thành phần bạch quả.

- Đối với trường hợp các sản phẩm từ thảo dược kế sữa, thì các thành phần không rõ nguồn gốc thế chỗ cho kế sữa.

- Với các sản phẩm hoa anh thảo được kiểm tra đều cho kết quả tốt.

Nhóm nghiên cứu của Đại học College London (Anh) đã kiểm tra khoảng 70 sản phẩm, sử dụng hai phương pháp - phổ nghiệm cộng hưởng từ hạt nhân và sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao - để nghiên cứu thành phần của chúng.

Nhiều thực phẩm chức năng cho thấy những kết quả chất lượng khác nhau. Trong khi một số sản phẩm chứa hàm lượng cao thành phần thảo dược như tuyên bố thì một số khác lại chẳng có tí thảo dược nào.

Việc sản xuất thuốc có nguồn gốc thảo dược phải tuân thủ các quy định của Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) trong khi đó, các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược lại thuộc quyền quản lý của Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) và Tiêu chuẩn thương mại ở các chính quyền địa phương ở Anh. Việc sản xuất bởi vậy không được điều chỉnh phù hợp.

Trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học College London, GS. Michae Heinrich cho biết: “Tôi cho rằng một số các nhà cung cấp thực phẩm chức năng đang nói dối. Những trường hợp khác, tôi nghĩ họ không biết mình đang làm gì. Nhiều loại thuốc chiết xuất từ thực vật có các thành phần từ các loại thảo dược hiếm hoặc ngày càng hiếm, do đó, họ cố gắng kiếm cái gì đó rẻ hơn… vốn giúp cho các nhà sản xuất có được mức giá tốt hơn với chi phí thấp hơn”.

GS. Michae Heinrich cũng đồng thời cảnh báo người tiêu dùng rằng, giá cả cao của sản phẩm cũng không phải là sự đảm bảo cho chất lượng.

Một phát ngôn viên của FSA cho biết: “FSA là cơ quan bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và do đó việc gây hiểu lầm cho công chúng theo cách này là không thể chấp nhận được”.

Ông cho biết, một số thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược sẽ được điều tra, nếu có đơn khiếu nại về sản phẩm cụ thể, nếu có người dân gặp vấn đề sức khỏe khi sử dụng các sản phẩm này hay khi có bất cứ bằng chứng nào về việc ghi sai nhãn mác sản phẩm được cung cấp.

Các kết quả kiểm tra của BBC và Đại học College London đã được chuyển cho đơn vị điều tra tội phạm trong lĩnh vực thực phẩm của FSA.

Diệu Thúy

 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe