Hợp tác quảng cáo

Thuốc chữa bệnh hay từ các loại vỏ, hạt bỏ đi

Ít ai biết rằng những dư phẩm thực vật như vỏ quýt, hạt chanh, gương sen, tai hồng… lại là những vị thuốc được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền.

Vỏ quýt

Thuoc chua benh hay tu cac loai vo, hat bo di

Vỏ quýt xanh có tên là thanh bì, vỏ quýt chín phơi khô có tên là trần bì. Theo đông y, vỏ quýt có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng kiên vị, hóa đờm, giảm đau chữa ăn không tiêu, đau bụng, ho, sốt rét.

Chúng ta có thể dùng trần bì 8g, hoắc hương 8g, gừng sống 3 lát sắc với 200ml nước, uống làm 1 lần trong ngày có thể chữa đau bụng, nôn mửa, ợ hơi, tiêu hóa kém.

Hạt chanh

Thuoc chua benh hay tu cac loai vo, hat bo di

Theo Đông y thì hạt chanh có vị đắng, tính ôn, có tác dụng hóa đờm, nhuận tràng, giải độc. Dùng hạt chanh vừa tách ra khỏi múi, ngâm vào chén nước nóng trong vài giờ. Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra cho một dung dịch đặc nhầy, thêm đường, uống trong ngày có thể trị táo bón.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp chín, uống làm 2-3 lần trong ngày có thể giúp trị ho lâu ngày không khỏi.

Vỏ đậu xanh

Thuoc chua benh hay tu cac loai vo, hat bo di

Tên thuốc là lục đậu bì, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát, giải độc, làm sáng mắt, tiêu viêm. Y học cổ truyền dùng vỏ hạt đỗ xanh phối hợp với sinh địa, huyền sâm, thạch cao, huyền minh phấn, cam thảo, mỗi vị 10g, phơi khô nghiền nhỏ, sắc uống chữa sốt cao, mê man, co giật.

Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ hạt đỗ xanh phơi khô, nhồi vào túi vải để gối đầu, sẽ tạo cảm giác mát, dễ chịu, chống nhức đầu nhất là vào mùa nóng ẩm. Vỏ hạt đỗ xanh sắc lấy nước đặc, thêm đường, uống chữa ngộ độc nói chung, nấm độc, say nắng.

Tai hồng

Thuoc chua benh hay tu cac loai vo, hat bo di

Đây là phần lá đài khô ở quả hồng chín có tên thuốc là thị đế. Dược liệu có hình tròn dẹt, thường tách làm những mảnh dễ gãy, mép mỏng cong lên, mặt trên màu nâu đỏ, ở giữa dày lên, mặt dưới màu vàng hồng phủ lông mịn, chất cứng giòn, chát, tính ấm.

Chỉ cần dùng tai hồng 8-16g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống vào buổi tối trước khi ngủ có thể trị đái dầm. Ngoài ra, tai hồng 7 cái, hồ tiêu 7 hạt, gừng 7 lát, hoắc hương 4g, sa nhân 4g, tỏi 3 nhánh, hành 2 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc uống trong ngày có thể chữa nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất rất tốt.

Gương sen

Thuoc chua benh hay tu cac loai vo, hat bo di

Đây là dược liệu nhẹ, xốp, không mùi, màu đỏ tía, lâu năm càng tốt. Tên thuốc là liên phòng, vị đắng, chát, tính ấm, dùng sống hoặc sao cháy tồn tính.

Y học cổ truyền dùng gương sen 2 cái kết hợp với hương phụ 80g, sao cháy tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 16g chia 2 lần có tác dụng chữa băng huyết.

Ngoài ra, dùng gương sen đốt tồn tính, tán nhỏ, hoa phù dung (loại mới nở), phơi hoặc sấy khô, tán bột, hai thứ lượng bằng nhau, trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước cơm có thể chữa kinh nguyệt ra nhiều.

Tấn Bình

Theo tạp chí Sống Khỏe

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe