Hợp tác quảng cáo

Thường xuyên đau đầu do thay đổi tiết, phải làm sao?

Nhiều người bị đau đầu khi thời tiết thay đổi, nhất là trước khi trời đổ mưa hay nổi giông. Tại sao thay đổi thời tiết lại gây đau đầu và phải làm sao khi bạn liên tục đau đầu do thay đổi thời tiết? Hãy cùng Sức khoẻ Gia đình tìm hiểu ngay về các nguyên nhân và cách chữa đau đầu do thay đổi thời tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao hay bị đau đầu do thay đổi thời tiết?

Thuong xuyen dau dau do thay doi tiet, phai lam sao?

Sau một thời gian nắng nóng mà trời đổ mưa, nhiều người sẽ cảm thấy đầu đau như búa bổ.

Mùa hè là thời điểm bạn dễ bị đau đầu. Thông thường, sau một thời gian nắng nóng mà trời đổ mưa, nhiều người sẽ cảm thấy đầu đau như búa bổ. Nguyên nhân không phải do mưa gió, mà là do sự thay đổi áp suất trong không khí. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng gắt, các mao mạch ở trên đầu bị giãn nở quá mức để chống lại thời tiết. Sự giãn nở này gây ra cảm giác đau nhức đầu, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nếu bạn đột ngột rời phòng có máy lạnh ra ngoài trời nắng và ngược lại.

Một nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 7.000 bệnh nhân mắc chứng đau đầu tại Boston (Anh) từ năm 2000 đến năm 2007. Cùng lúc đó, họ cũng đề nghị Ủy ban Thời tiết Quốc gia cung cấp dữ liệu để giám sát sự thay đổi trong nhiệt độ, độ ẩm và khí áp trong vòng 72 tiếng quanh thời gian diễn ra cơn đau đầu của bệnh nhân.

Ngoài việc phát hiện ra sự tương đồng giữa nhiệt độ tăng và cơn đau đầu, họ còn phát hiện ra cứ 5ml khí áp giảm, nguy cơ mắc chứng này lại tăng 6%. Điều đó đồng nghĩa với việc khi khí áp thấp, bạn có thể sẽ bị đau đầu.

Khí áp thấp có thể gây chứng bệnh này do tạo ra chênh lệch áp suất giữa khoang tai trong - vốn chứa đầy không khí - với môi trường xung quanh. Điều này giống như ngồi trên máy bay đột nhiên tăng hoặc giảm độ cao. Do đó, người bị đau tai hoặc đau đầu khi đi máy bay cũng dễ gặp tình trạng tương tự khi thời tiết thay đổi.

Khí áp thấp thường đi liền với mưa giông. Đó là lý do nhiều người cảm thấy đau đầu trước khi mưa tới.

2. Các triệu chứng đau đầu do thay đổi thời tiết

Thuong xuyen dau dau do thay doi tiet, phai lam sao?

Đau đầu do thay đổi thời tiết có thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa,...

Giảm áp suất khí quyển có thể khiến cho bạn cảm thấy đau đầu hoặc đau nửa đầu, ngoài ra bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng khác kèm theo, bao gồm:

- Buồn nôn hoặc ói mửa

- Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng

- Tê ở cổ và mặt

- Đau ở một hoặc cả hai bên thái dương

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau đầu làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ nếu nghi ngờ rằng những cơn đau đầu này có liên quan đến sự thay đổi thời tiết. Việc theo dõi các triệu chứng và thông báo những thay đổi kịp thời với bác sĩ là một điều vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất dành cho bạn.

3. Đối phó với cơn đau đầu do thời tiết

Đau đầu do thay đổi thời tiết có thể xảy ra với tất cả mọi người. Tuy nhiên, người bị huyết áp thấp hay cơ thể yếu, người già và phụ nữ là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chứng đau đầu này.

Các chuyên gia y tế khuyên, ngay khi xuất hiện cơn đau đầu, bạn nên đưa người bệnh nằm nghỉ ở nơi thoáng mát và nằm với tư thế chân cao hơn đầu nhằm giúp máu lưu thông lên não tốt hơn.

Những cơn đau đầu do thời tiết có thể được khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, chỉ nên uống thuốc khi cơn đau quá dữ dội và cần có chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và nhờn thuốc.

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn ứng phó với chứng đau đầu do thay đổi thời tiết:

3.1. Hơi thở giúp cân bằng não bộ

Nhiều người có thể không tin rằng, việc hít thở quen thuộc lại có thể giúp loại bỏ cơn đau đầu hiệu quả. Hít thở đúng cách không chỉ giảm thiểu những cơn đau đầu đáng ghét mà còn giúp bạn thanh lọc cơ thể và an toàn khỏi nhiều căn bệnh.

Hơi thở là sức sống duy trì cơ thể, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần của bạn. Vậy như thế nào là hít thở đúng?

- Tránh xa những hơi thở nông, hướng về những hơi thở dài và sâu.

- Thở từ bụng.

- Duỗi thẳng lưng, tập trung tâm trí vào rốn và hít thở đều.

- Kiểm soát hơi thở bằng cách dẫn dắt hơi thở đi theo suy nghĩ của bạn.

- Kết hợp thư giãn với âm nhạc.

- Sử dụng bài thở qua lỗ mũi xen kẽ trái và phải.

- Để đạt kết quả tốt nhất hãy thực hiện các bài tập thở ở nơi có không khí trong lành…

3.2. Tập yoga kiểm soát cơn đau đầu hiệu quả

Hiệu quả tuyệt vời của yoga đối với cơ thể đã được khoa học và các chuyên gia chứng minh từ lâu. Yoga giúp điều hòa khí huyết, tăng quá trình trao đổi chất đem lại cảm giác tươi mới và thoải mái cho cơ thể. Nên kiên trì tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Và đối với căn bệnh đau đầu mỗi khi trái gió trở trời thì yoga quả là một lựa chọn tuyệt vời. Dưới đây là một vài tư thế giúp bạn giảm bớt nỗi lo mỗi đợt “nắng mưa thất thường”:

a. Chó cúi đầu úp mặt

Thuong xuyen dau dau do thay doi tiet, phai lam sao?

Để tập tư thế chó cúi mặt, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

- Quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông. Hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng.

- Hít vào, dồn lực đều vào bàn tay, ép xuống sàn và nâng đầu gối lên khỏi sàn.

- Nâng hông lên và hạ xuống, làm liên tục để căng giãn cột sống.

- Thở ra khi bắt đầu duỗi thẳng chân hết mức có thể, gót chân hướng xuống sàn.

- Nhấc người sao cho vai vượt ra khỏi tay. Xoay cánh tay hướng xuống phía dưới sàn nhà, giữ vững phần hông hướng về phía trung tâm.

- Tiếp tục hít vào và thở ra đều khi giữ tư thế.

- Giữ tư thế từ 1 đến 3 phút.

b. Em bé vui vẻ

Thuong xuyen dau dau do thay doi tiet, phai lam sao?

- Nằm ngửa trên thảm

- Thở ra - nhẹ nhàng nâng chân thu về phía bụng

- Dùng tay giữ bàn chân, mở đầu gối rộng vừa với thân mình và kéo nhẹ về phía nách

Tư thế này kéo giãn nhẹ phần háng và phần lưng dưới, làm giảm căng thẳng và mệt mỏi từ đó giúp đẩy lùi cơn đau đầu nhanh chóng.

c. Con cá

Thuong xuyen dau dau do thay doi tiet, phai lam sao?

- Nằm ngửa trên thảm tập yoga. Đưa chân dài lên thảm, giữ hai tay ở hai bên và hơi hếch cằm để kéo dài phần gáy.Bước 2: Đưa cẳng tay sang hai bên. Úp lòng bàn tay xuống thảm và ấn vào cẳng tay.

- Nâng phần thân trên lên khỏi mặt đất. Cho phép thân, ngực và vai nâng lên khi bạn tựa nhẹ đỉnh đầu lên thảm.

- Đặt trọng lượng của bạn lên hông và cẳng tay. Để nhận được những lợi ích tối đa của Tư thế con cá trong yoga, hãy đặt trọng lượng của bạn lên hông và cẳng tay. Ấn vào hông và cẳng tay để tạo tư thế sâu hơn và nâng ngực lên cao hơn.

- Giữ phần thân dưới trên mặt đất. Đảm bảo chân và hông của bạn bám chắc trên thảm.

- Hít thở và giữ. Hít vào và thở ra thật sâu bằng mũi, hít vào thở ra thật dài. Giữ tư thế này lâu nhất là ba phút, nếu có thể.

- Nhẹ nhàng thả lỏng tư thế. Nâng đầu của bạn trước để bảo vệ cổ của bạn và từ từ hạ thấp xuống đất, từng inch một. Nghỉ ngơi trong Savasana trong vài nhịp thở và sau đó chuyển sang tư thế khác hoặc vòng hai tư thế cá để kéo căng sâu hơn.

3.3. Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý đem lại cho bạn cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng tránh những căn bệnh “khó ưa” kể cả cơn đau đầu “thất thường” kia.

- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đóng hộp sẵn,..

- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu alkaloid, vitamin B6, tryptophan. Hãy bổ sung vài quả chuối, một cốc nước chanh hay một trái cam mỗi ngày để giúp cơ thể thoát khỏi trạng thái mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung…

- Bên cạnh đó, việc bổ sung chất chống gốc tự do từ Blueberry gần đây được xem là phương pháp tự nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các chứng đau đầu hiệu quả. Các hoạt chất trong Blueberry có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não vừa trung hòa gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do nội sinh của cơ thể, ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, giúp cung cấp máu nuôi dưỡng não tốt hơn, từ đó cải thiện hiệu quả những cơn đau đầu.

- Hạn chế ăn các đồ chiên rán, tránh ăn quá nhiều đồ ngọt,..

- Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, không nên ăn tối sau 20h

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Cần uống khoảng 1/2-1 cốc nước mỗi giờ (cốc khoảng 230-250ml). Không nên uống quá nhiều đồ uống lạnh khi trời nóng.

- Đối với phụ nữ, không nên buộc tóc quá chặt

- Luôn giữ ấm cơ thể

- Tránh tắm muộn

- Ngoài ra, tránh những nơi ồn ào, đông người, không khí ngột ngạt,…

- Giữ tinh thần thoải mái và tránh tối đa căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống…

4. Giảm đau đầu bằng phương pháp Đông y

Với ưu thế các nguyên liệu được chiết xuất từ thiên nhiên, Đông Y đã thu hút được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân, trong đó có một lượng không nhỏ nhằm trị chứng đau đầu khi trái gió trở trời. Xông hơi, massage, bấm huyệt, bắt gió, châm cứu… là những phương pháp thường được sử dụng và đạt được hiệu quả đáng kể.

Thuong xuyen dau dau do thay doi tiet, phai lam sao?

Đông Y rất được ưa chuộng trong điều trị đau đầu.

Thông thường để đạt hiệu quả tốt hơn, thầy thuốc thường kết hợp các phương pháp trên với các dược liệu thiên nhiên tùy vào thuộc tính của bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại trà thảo dược vừa an toàn mà còn đạt hiệu quả đáng kể như trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc, trà tâm sen,…

Tuy có nhiều công dụng nhưng nó chỉ đạt hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách:

- Không nên uống quá nhiều trong ngày, uống từ 1-2 ly sau bữa ăn

- Không nên uống khi đói, trước khi đi ngủ

- Nên uống lúc trà còn ấm,...

Những phương pháp trên vô cùng lành tính và hiệu quả nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng. Những trường hợp đau đầu kéo dài hay chuyển sang mãn tính nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám.

Sự thay đổi bất thường của thời tiết đôi khi sẽ khiến chúng ta không kịp thích nghi và dẫn đến đau đầu. Để phòng tránh và loại bỏ những cơn đau đầu do thay đổi thời tiết đáng ghét này, mỗi người cần tìm cho mình những phương pháp an toàn và phù hợp. Và quan trọng hơn là nên tránh căng thẳng, bởi chỉ khi có một tinh thần thoải mái thì cuộc sống mới được “an nhàn”.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe