Hợp tác quảng cáo

Tìm hiểu về bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn

Bệnh rò hậu môn là căn bệnh phổ biến ở tuổi trung niên. Đây là bệnh nhạy cảm, vì vậy người bệnh có tâm lý e ngại, không chữa trị sớm dẫn đến nhiều biến chứng cũng như ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn hay còn gọi là Bệnh mạch lươn, không phải là một căn bệnh hiếm gặp, tuy nhiên, bệnh ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Bệnh gây ra do nhiễm khuẩn mạn tính ở hậu môn. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường tập trung ở độ tuổi trung niên.

Tim hieu ve benh ly thuong gap o vung hau mon
Rò hậu môn ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống!

Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh về hậu môn và trực tràng, do một dạng nhiễm khuẩn mãn tính ở vùng hậu môn trực tràng gây nên, đường rò là một đường ngầm, phía trong là một tổ chức hạt mãn tính do quá trình viêm mãn tính tạo thành. Những bệnh nhân bị apxe hậu môn trực tràng không được điều trị, khi vỡ ra tạo thành đường rò và hình thành bệnh. Có thể nói rò hậu môn và apxe trực tràng là 2 giai đoạn của một quá trình bệnh lý, apxe là giai đoạn cấp tỉnh, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Bệnh nhân nếu như không phát hiện và được điều trị kịp thời có thể sinh ra nhiễm trùng chảy mủ, tăng số lượng đường rò và có thể gây nguy cơ ung thư.

Dựa vào tình trạng và vị trí của lỗ rò, rò hậu môn được phân thành các loại như sau:

- Rò hậu môn hoàn toàn: có cả lỗ rò bên trong và bên ngoài hậu môn và chúng được thông với nhau.

- Rò hậu môn không hoàn toàn: chỉ có 1 lỗ rò duy nhất ỏ trên đường rò.

- Rò hậu môn phức tạp: đường rò có nhiều lỗ rò ở các vị trí hiểm hóc.

- Rò hậu môn đơn giản: đường rò ít lỗ rò và đều nằm ở vị trí ít ngóc ngách.

- Rò hậu môn trong cơ thắt: do áp xe ở vùng da gần hậu môn hình thành, dễ điều trị và khả năng tái phát thấp.

- Rò hậu môn ngoài cơ thắt: do áp xe vùng chậu hông trực tràng hình thành.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh rò hậu môn?

Các nguyên nhân hàng đầu của rò hậu môn là các tuyến hậu môn bị tắc và áp xe hậu môn. Các tình trạng khác, ít phổ biến hơn, có thể gây ra lỗ rò hậu môn bao gồm:

- Bệnh Crohn: một tình trạng lâu dài khiến hệ thống tiêu hóa bị viêm

- Bức xạ (điều trị ung thư)

- Tổn thương

- Bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Bệnh lao

- Viêm túi thừa (một bệnh trong đó các túi nhỏ hình thành trong ruột già và bị viêm)

- Bệnh ung thư

Những đối tượng gặp tình trạng này có độ tuổi chủ yếu là 30 - 50 tuổi, đặc biệt đối với những người có vấn đề về hệ tiêu hoá thì nguy cơ này còn cao hơn như: bệnh Crohn, ung thư hậu môn trực tràng, từng phẫu thuật tiền liệt tuyến, cắt trĩ,...

Rò hậu môn và triệu chứng bệnh

Tim hieu ve benh ly thuong gap o vung hau mon

Rò hậu môn khiến khu vực xung quanh vết thương tấy đỏ, đau nhức khó chịu có thể kèm theo sốt, ớn lạnh người mệt mỏi, da quanh hậu môn bị kích ứng khi ngồi xuống hoặc đại tiện sẽ có cảm giác đau liên tục. Triệu chứng bệnh thường biểu hiện cụ thể như:

• Chảy mủ: Khi các loại vi khuẩn gây hại phát triển vùng da sẽ bị căng phồng lên và tạo mủ, dùng tay bạn cũng có thể kiểm tra hiện tượng này, lâu dần những vùng da này sẽ căng phồng lên và bị phá vỡ khiến mủ có thể chảy ra ngoài.

• Đau đớn: Khi mắc phải bệnh rò hậu môn người bệnh sẽ thường xuyên cảm nhận được sự đau đớn không chỉ lúc đi đại tiện mà cả lúc bình thường do các lỗ rò ngày càng bị phá vỡ ra, khi những lỗ rò phát triển nhanh về số lượng cũng như kích thước, lúc đại tiện phân có thể đi ra ngoài theo các lỗ rò này khiến bạn sẽ bị đau đớn dữ dội hơn.

• Sưng: Vùng hậu môn sẽ bị nổi bìu, sưng tấy thành từng nhóm nhỏ, nếu dùng tay kiểm tra sẽ phát hiện những khối bìu này ngay tại vùng hậu môn.

• Gây ngứa: Người bệnh sẽ thấy khó chịu ngứa ngáy ở vị trí vết thương, đặc biệt là sau mỗi lần đại tiện bởi một phần phân sẽ bị đọng lại trong các lỗ, đường rò, kết hợp các loại ký sinh nhanh chóng phát triển gây ngứa và khiến bệnh nặng hơn.

Tác hại của bệnh rò hậu môn

Gây nhiễm trùng

Rò hậu môn gây ra hiện tượng lở loét, chảy mủ, cộng với số lượng các vi khuẩn ẩn nấp ở hậu môn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Bệnh làm suy giảm sức đề kháng, khiến người bệnh bị thiếu máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh.

Tăng số lượng lỗ rò, đường rò

Nếu không được phẫu thuật, bệnh sẽ lây lan khiến các cơ quan xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm, số lượng lỗ rò, đường rò cũng sẽ tăng lên khiến hậu môn gặp trở ngại khi co bóp, ảnh hưởng đến việc đại tiện cũng như gây khó khăn, phức tạp trong việc điều trị.

Tăng nguy cơ ung thư trực tràng

Rò hậu môn đa phát sẽ tạo ra các lỗ rò khác như: lỗ rò trực tràng bàng quang, trực tràng âm đạo, trực tràng niệu đạo,…tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan xung quanh, thậm chí dẫn đến ung thư trực tràng nếu không được điều trị kịp thời.

Giảm chất lượng cuộc sống

Rò hậu môn khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn. Vì vậy, người bệnh thường có tâm lý mệt mỏi, chán nản, mất tự tin, gây tác động xấu đến công việc, học tập và đời sống vợ chồng, làm giảm sút đáng kể chất lượng sống.

Điều trị rò hậu môn

Một khi bị rò hậu môn, chỉ dùng kháng sinh sẽ không chữa khỏi được. Người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật để chữa khỏi lỗ rò. Các lựa chọn điều trị phẫu thuật bao gồm:

- Cắt lỗ rò. Cắt lỗ rò là phẫu thuật mở một đường rò. Chúng có thể được thực hiện bằng cách cắt bỏ đường và mô xung quanh, phân chia đơn giản của đường, hoặc phân chia dần dần và hỗ trợ dẫn lưu đường trong một seton; một sợi dây đi qua đường trong một vòng lặp được thắt chặt từ từ trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần.

- Bịt đường rò bằng keo. Đây là một loại điều trị mới hơn giúp đóng lỗ mở bên trong của lỗ rò. Sau đó, bác sĩ sẽ lấp đầy đường rò bằng vật liệu mà cơ thể người bệnh sẽ hấp thụ theo thời gian.

- Phẫu thuật tái tạo được thực hiện theo từng giai đoạn. Đây có thể là một lựa chọn trong một số trường hợp.

- Đặt Seton. Quy trình này liên quan đến việc đặt chỉ khâu hoặc dây cao su (seton) vào lỗ rò được thắt chặt dần dần. Nó cho phép lỗ rò lành lại phía sau seton và giảm nguy cơ tiểu không tự chủ.

Người bệnh cần nghỉ ngơi, bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu, kiêng các chất kích thích như bia, rượu… để sớm bình phục sau phẫu thuật và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Sau khi phẫu thuật nếu người bệnh gặp phải những tình trạng như đau tức hậu môn, cảm giác muốn rặn, sốt, rối loạn đại tiện, táo bón, nhiễm trùng… thì cần trao đổi trực tiếp với các bác sĩ để kịp thời khắc phục.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh rò hậu môn phải được điều trị tại những bệnh viện chuyên khoa, phẫu thuật nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn về tiêu hóa vì đây là những ca đòi hỏi độ chính xác cao. Nếu có bất kỳ sai sót nào thì rất dễ làm tổn thương cơ thắt, khiến bệnh nhân mất tự chủ khi đi đại tiện.

Cách phòng ngừa bệnh rò hậu môn

Rò hậu môn là bệnh nhiễm trùng tại khe nhú trong ống hậu môn dẫn tới tình trạng tích tụ các ổ mủ viêm. Lâu đần, chúng phá miệng ra xung quanh và hình thành các đường rõ. Rỏ hậu môn chính là giai đoạn sau của bệnh apxe hậu môn khi tình trạng nhiễm trùng đã trở thành mãn tính và nghiêm trọng.

Mặc dù là loại bệnh rất nguy hiểm nhưng rõ hậu môn có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp đơn giản như sau:

* Cân bằng chế độ ăn uống: Tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ, có tỉnh mọng nước, tỉnh nhuận tràng. Vì chúng có thể giúp bạn chống lại nguy cơ táo bón – một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng rò hậu môn. Đồng thời, cố gắng uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày; hạn chế các loại đồ ăn có tính cay, nóng, các chất kích thích.

* Một số bệnh lý như Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh lao ruột cũng có thể gây ra tình trạng rò hậu môn. Chính vì vậy, khi mắc phải căn bệnh này, bạn nên chủ động điều trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa bệnh rò hậu môn một cách hiệu quả

* Phòng tránh táo bón và tiêu chảy cũng có thể giúp bạn chống lại sự xuất hiện của bệnh rò hậu môn trong cơ thể. Vì táo bón khiến cho bạn thường xuyên phải rặn mạnh để đẩy khối phân ra ngoài. Từ đó làm tổn thương ống hậu môn và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Ngược lại, chứng tiêu chảy thưởng kèm theo viêm trực tràng, viêm xoang hậu môn. Từ đó, khiến cho cô ổ viêm tăng nặng hơn.

Tim hieu ve benh ly thuong gap o vung hau mon
Cần hạn chế táo bón để giảm nguy cơ rò hậu môn.

* Tập luyện thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày và cố gắng duy trì thói quen đó. Đồng thời, tuyệt đối không được rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện hoặc cổ tỉnh thời gian đại tiện bằng thói quen đọc báo, chơi game. Vì chúng sẽ khiến cho hậu môn của bạn chịu nhiều áp lực và và dễ bị tổn thương. Từ đó, tạo cơ hội cho vi khuẩn hoạt động mạnh gây viêm nhiễm và dẫn tới rò hậu môn.

* Nếu bạn đang mắc các bệnh lý về hậu môn như: Nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn... Thì các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà khuyến cáo bạn nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu kéo dài, chúng có thể dẫn tới tình trạng rò hậu môn.

* Thường xuyên vận động thân thể nhằm tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, chú trọng các bài tập cho vùng chậu để làm tăng quá trình tuần hoàn máu ở hậu môn, trực tràng. Từ đó, góp phần vào việc phòng chống các bệnh lý tại đường tiêu hóa dưới, trong đó có rò hậu môn.

* Hạn chế quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.

* Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày bằng nước sạch hoặc có thể pha thêm chút muối loãng. Đồng thời, giữ cho hậu môn luôn khô thoáng và bằng cách thấm hết nước còn sót lại sau khi vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mặc các loại quần áo có chất liệu mỏng, thấm hút mồ hôi tốt, vải mềm mại.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe