Bệnh sỏi thận là một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng trở nên phổ biến hơn vì ngày càng có nhiều người bị mắc căn bệnh này.
Sỏi thận là một khối rắn bao gồm một tập hợp các hạt tinh thể nhỏ. Có thể có một hay nhiều sỏi xuất hiện cùng lúc trong thận hay trong niệu quản
![]() |
Những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận
Sỏi thận có thể hình thành khi nước tiểu của bạn trở nên quá cô đặc với các chất nhất định nào đó. Những chất này có thể tạo ra các tinh thể nhỏ và trở thành sỏi thận. Sỏi thận có thể không tạo ra các triệu chứng cho tới khi chúng di chuyển xuống niệu quản, gây đau. Cơn đau thường là nặng và thường bắt đầu ở vùng sườn, sau đó di chuyển xuống háng Sỏi thận là một bệnh lí phổ biến.
Khoảng 5% phụ nữ và khoảng 10% nam giới sẽ mắc ít nhất trong một giai đoạn trước tuổi 70. Một người đã từng có sỏi thận thông thường sẽ lại có trong tương lai. Sỏi thận phổ biến ở những trẻ sinh non. Các yếu tố có tính nguy cơ bao gồm nhiễm axit ông thận và nhiễm canxi thận thứ cấp.
Một số loại của sỏi thận có xu hướng di truyền. Một số loại có thể liên quan tới bệnh đường ruột, các khiếm khiếm khuyết của ống thận.
Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận nhưng có thể nói là do uống ít nước; ít vận động, không ăn sáng thường xuyên và do cơ chế đào thải và hấp thu kém.
Do uống ít nước:
Các chuyên gia cho rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu trữ, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Do đó, bạn hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày để làm tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu cũng như làm giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài.
Vì vậy, bạn hãy uống đủ 2.000ml nước mỗi ngày ngay cả khi không khát nhé và tốt nhất là nên uống nước lọc.
Không ăn bữa sáng thường xuyên
Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng mà các chuyên gia cho rằng dẫn tới bệnh sỏi thận. Bởi sau một đêm dài, cơ thể của bạn cần bổ sung một lượng calo nhất định để tiếp tục những hoạt động của ngày hôm sau.
Hấp thu và đào thải kém
Hấp thu kém: Dạ dày có khả năng tiêu hóa thức ăn bởi các dịch vị da dày tiết ra. Sau khi nghiền nát của răng miệng, dạ dày làm mềm thức ăn và đưa xuống ruột non, ruột non cùng với các dịch vị ở đó tiêu hóa thêm biến thức ăn thành các dưỡng chất dể hấp thu và thẩm thấu qua thành ruột non đi vào máu qua gan cung cấp cho cơ thể. Trường hấp thu kém các dưỡng chất dư thừa trong đó canxi, phốt pho, magie…. và các loại muối khoáng khác kể cả các loại mỡ… đẩy ra ngoài bằng con đường tiểu hoặc đại tiện gây ô nhiễm cơ thể.
Đáo thải kém: Cơ quan đào thải bao gồm thận qua đường tiểu, đại tiện qua hậu môn. và các tuyến mồ hôi... qua các lỗ chân lông. Các cơ quan này làm việc không bình thường gây ách tắc nên tích tụ các chất cặn bả thành sỏi.
Ít vận động
Việc bạn không vận động nhiều trong ngày cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận. Bởi khi đó, không có lợi cho việc hấp thụ canxi, khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra bệnh sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu.
Cùng với đó, thành bụng cơ thể lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được sẽ tích tụ dẫn tới bệnh sỏi thận.
Do đó, mỗi ngày sau giờ làm việc, bạn nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục thể thao để tránh bị sỏi thận nhé.
Ăn quá nhiều thức ăn có dầu mỡ, giàu protit và chất béo làm tăng hàm lượng choresterol, cũng dẫn đến hình thành sỏi thận. Do vậy, bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi và những thực phẩm làm giảm choresterol như nấm, mộc nhĩ, tỏi, hành tây… Đồng thời, nên hạn chế các thức ăn chứa dầu mỡ và chất béo.
Cách trị sỏi thận dân gian hiệu quả, đơn giản tại nhà
1. Trị thận sỏi từ dứa nướng
![]() |
Bài thuốc này được đánh giá cao trong việc đào thải viên sỏi tự nhiên. Đã có nhiều bệnh nhân áp dụng và họ phản hồi lại sau khi uống thuốc những cơn đau dữ dội do sỏi di chuyển đảm giảm hẳn.
Cách làm cực kỳ đơn giản bạn chỉ cần mua một quả dứa về rửa sạch. Rồi khoét 1 lỗ để nhồi phèn chua vào bên trong đó và nướng chín. Vắt lấy nước dứa để uống hàng ngày.
Bên cạnh đó bạn có thể đem dứa hấp cách thủy cùng với phèn chua, rồi gọt sạch vỏ dứa ăn cả nước và cái.
2. Dùng rau mùi tàu
![]() |
Mùi tàu (người miền Nam gọi là ngò gai) không chỉ làm gia vị trong nhiều món ăn mà còn có khả năng đánh bay sỏi thận. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn chỉ cần lấy 1 bó mùi tàu hơ qua lửa cho héo, thêm một chút nước sắc cô cạn còn 2/3 lượng nước đổ vào. Sau đó chia 3 lần uống trong ngày.
Các bác sĩ cũng lưu ý, uống thuốc trước mỗi bữa cơm. Chỉ cần sử dụng 1 liệu trình 9 ngày liên tục bệnh nhân đi khám lại sẽ ngạc nhiên vì sỏi tan dần.
3. Dùng đu đủ xanh
![]() |
Đu đủ xanh là thành phần chính trong bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận. Lưu ý khi chọn đu đủ nên chọn đu đủ bánh tẻ, không non và không quá già, nên chọn đu đủ tươi, khoảng 400g.
Cách thực hiện: Cắt đầu và đuôi quả đu đủ, làm sạch ruột ra ngoài, để cả vỏ thêm vào 1 ít muối và hấp cách thủy.
Chú ý ăn món này trước bữa ăn để không bị xót ruột. Để không khó ăn có thể chấm thêm 1 chút đường. Tuy nhiên bài thuốc dân gian chữa sỏi thận từ cây đu đủ chỉ dùng trong trường hợp có sỏi thận dưới 10mm. Chỉ cần dùng trong 7 ngày đã tiêu sỏi. Đu đủ xanh còn là bài thuốc trị nám da hiệu quả
4. Chuối hột chữa sỏi thận
![]() |
Chuối hột hay còn gọi là chuối hột rừng rất tốt để chữa bệnh sỏi thận. Bạn có thể áp dụng chuối hột phơi khô để tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 1 thìa nhỏ hòa tan với nước và uống.
Cách thứ hai là dùng 1 quả chuối hột non vắt lấy 1 chén nhỏ, thêm 1 chút muối để uống.
5. Trị sỏi thận dân gian cây rau ngổ
![]() |
Cây rau ngổ hay còn gọi là rau om, ngổ hương... không chỉ là một loại rau thơm mà cũng có dược tính dùng để chữa bệnh rất tốt. Trong số các bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận không thể không nhắc tới bài thuốc từ cây rau ngổ.
Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột. Rau ngổ thường được dùng để chữa bệnh tiểu đường, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... rất hiệu nghiệm.
Người bệnh lấy rau ngổ đem rửa thật sạch, giã nhỏ lấy nước, sau đó cho thêm chút muối vào hòa đều để uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
Hoặc bạn có thể làm sinh tố rau ngổ tươi để uống. Mỗi lần lấy khoảng 50-100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống. Áp dụng liên tục trong khoảng 15-30 ngày sẽ làm tan sỏi hiệu quả.
Hoài Nguyễn
Theo tạp chí Sống Khỏe