Hợp tác quảng cáo

Viêm họng + dùng nhiều thuốc kháng sinh = suy tim

(SKGĐ) Viêm họng thường do nhiễm khuẩn, thời tiết thay đổi bất thường mà người bệnh không phòng bị kịp. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm thận.

Chị Hoàng Phương Trang, 45 tuổi hiện đang làm nhân viên hành chính cho một công ty thời trang, ở Q.7, Tp.HCM. Gần đây, do thời tiết mưa nắng thất thường, công việc lại nhiều khiến chị mệt mỏi và viêm họng cảm cúm. Giống như mọi lần, cứ bị ốm là chị Trang lại ra hiệu thuốc gần nhà nói bệnh rồi nhờ lấy cho một số loại thuốc chữa ho cảm cúm thông thường.

Nhưng lần này uống mãi vẫn không thấy khỏi, chị Trang bèn tự ý tăng liều lượng, nhưng chỉ dùng sang ngày thứ hai đã khiến chị bị tức ngực khó thở. Sợ tim phổi của mình có vấn đề gì, nên chị Trang đã nhờ chồng đưa đến bệnh viện khám và chụp chiếu. Sau khi nghe bác six kết luận rằng, chị bị cúm viêm họng lâu ngày không khỏi, lại dùng thuốc kháng sinh quá lâu và không đúng liều nên bệnh cúm và đau họng không khỏi mà chi còn bị thêm bệnh suy tim, bệnh tình của chị cần được điều chị ngay.

Cùng hoàn cảnh với chị Trang, chị Minh Thu (ở Nguyễn Thi Minh Khai, Q.1, Tp.HCM), cũng bị họ dai dẳng kéo dài nhiều tuần nay, uống thuốc kháng sinh liều cao và nhiều nhưng không khỏi, chỉ đến khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng nhưng cơn ho kéo dài liên tục khiến chị kiệt sức, mất giọng chị Thu mới chịu đi khám bác six. Qua kiểm tra sức khỏe các bác sĩ đã chữa dứt điểm bệnh viêm họng cho chị Thu, nhưng do quá trình dùng thuốc lâu ngày kiến cho chức năng tim của chị Thu bị suy giảm buộc phải nằm viện điều trị lâu dài.

Viêm họng + dùng nhiều thuốc kháng sinh = suy tim

Lưu ý:

- Hạn chế dùng thuốc súc miệng, kẹo thuốc. Tuy chúng có tác dụng nhất thời nhưng nếu lạm dụng thì sau đó lại là nguyên nhân làm khô niêm mạc vùng cổ họng.

- Thời thiết nóng nực, việc dùng điều hòa và uống nước lạnh sẽ khiến bạn mắc bệnh viêm họng nhiều hơn… Vì sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột từ nóng sang lạnh sẽ khiếm vòm họng của bạn bị tổn thương gây viêm họng.

- Nếu bị viêm họng cấp tái phát nhiều lần, cần xét nghiệm anbumin trong nước tiểu để bác six chỉ định có nên cắt amidan hay không.

- Nếu viêm họng cấp tính do virus, có thể sử dụng thuốc hạ nhiệt như Efferalgan, Paracetamol, Aspegic…

- Trường hợp viêm họng bạch hầu, phải chuyển vào các khoa truyền nhiễm để điều trị, không nên điều trị tại nhà.

Theo BS. Nguyễn Quang Hùng (Khoa Tim Mạch, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội): Đa số bệnh nhân mắc bệnh cúm, sau đó là dẫn đến viêm họng là do nhiễm khuẩn hoặc virus, nhưng họ đều tự ý uống thuốc, đặc biệt là một số loại thuốc kháng sinh, uống nhiều gây nhờn thuốc mà không hiệu quả, vì không diệt được các loại virus gây bệnh.

Việc dùng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ gây áp lực cho sức co bóp của van tim, cơ tim dẫn tới suy tim. Nội tâm mạc là lớp mô bao phủ thành trong của các buồng tim và van tim.

Khi vi khuẩn, nấm hoặc các vi sinh vật theo dòng máu đến lớp nội tâm mạc này và chúng sẽ sinh sôi ở đây thì sẽ gây viêm nhiễm, tạo ra các sang thương. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh thường là vi khuẩn.

Chính quá trình tự ý dùng thuốc của người bệnh, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh đã làm cho vi khuẩn càng phát sinh nhiều hơn gây ra những cơn sốt kéo dài, khó thở, yếu cơ, đau ngực, đau khớp… Tổn thương tại van tim thường là loét và sùi, gây biến dạng lá van, tổn thương cấu trúc và chức năng của van tim.

Đây là bệnh rất nặng, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra suy tim, các biến chứng nặng nề, dẫn đến tử vong. Trường hợp của chị Trang và chị Thu trên là những điển hình của những người dùng kháng sinh “vô tội vạ”.

Cũng theo bác sĩ Hùng: Ngoài ra, việc các loại virus không được tiêu diệt sẽ xâm nhập vào các bộ phận khác trên cơ thể ảnh hưởng tới chức năng của van tim gây suy tim, suy thận, viên khớp… kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Phòng bệnh không khó

Chỉ bằng những cách thông thường sau với các đồ có sẵn trong nhà, lại dễ làm, dễ dùng… bạn có thể phòng và trị cúm, viêm họng hiệu quả:

Tăng cường sức đề kháng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chữa viêm họng chỉ trong 15 phút bằng bài thuốc từ mướp đắng

Mẹo chữa đau rát họng không tốn tiền

Thủ phạm gây viêm họng, viêm amidan

Răng chắc khỏe nhờ xúc miệng bằng nước muối loãng

- Trà xanh+mật ong: Pha nước trà xanh với mật ong theo tỷ lệ 3 phần nước, 1 phần mật. Thêm vào ít giọt dầu khuynh diệp rồi cho vào vỉ làm nước đá và đặt vào ngăn đông đá. Ngậm viên nước đá có trà xanh, mật ong, tinh dầu ngày vài lần, thay vì dùng kẹo thuốc. Hoạt chất kháng sinh có trong trà xanh giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, còn mật ong |là tác chất lý tưởng vì vừa trị viêm họng, vừa tiếp hơi cho sức kháng bệnh. Trà xanh+mật ong còn giúp làm mát cho cổ họng đang nóng rát…

- Ăn trứng luộc hay tốt hơn nữa là xào gan bò để vừa tận dụng chất đạm lysin cần thiết để chống siêu vi, vừa bổ sung khoáng tố kẽm thường thiếu trong lúc viêm họng.

- Ăn hành sống: Nếu người bệnh có thể ăn được củ hành sống thì càng tốt, vì hoạt chất trong củ hành có tác dụng kháng sinh, long đờm và giảm đau.

- Ăn ớt và rau bí: Trong rau bí và ớt Đà Lạt có nhiều vitamin A, C giúp bảo vệ niêm mạc cổ họng, làm tăng cường sức đề kháng trong lúc viêm họng.

Làm sạch họng, giúp diệt khuẩn

Các loại dung dịch sau có tác dụng làm sạch vòm họng của bạn, diệt sạch khuẩn giúp bạn tránh được nhưng cơn viêm họng ghé thăm:

- Súc miệng bằng nước muối loãng: Nếu bạn thấy trong người khó chịu, có những dấu hiệu sắp cảm cúm bạn nên súc họng hàng ngày bằng nước muối loãng.

- Nước ép gừng+mật ong: Buổi sáng, có thể ép một ít nước gừng tươi khoảng 3-4ml, trộn với 5ml mật ong để uống sau khi đánh răng.

- Nước muối+bột nghệ: Buổi tối, pha một ít muối với 5g bột nghệ vào nửa cốc nước nóng để uống trước khi đi ngủ.

Thảo Đan

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Dinh dưỡng

Làm đẹp

Gia đình khỏe