Hợp tác quảng cáo

Điện thoại cực bẩn nhưng ít người làm sạch

Vi khuẩn và bụi bẩm có ở mọi nơi trên chiếc điện thoại của bạn và việc không vệ sinh khiến chiếc điện thoại của bạn trở nên quá bẩn. Đây thực sự là một “mầm bệnh” khôn lường mà rất nhiều người chủ quan không đề phòng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Điện thoại bẩn đến mức nào?

Một cuộc khảo sát của hãng Deloitte được đăng tải trên trang Time.com đã cho thấy rằng, trung bình mỗi người kiểm tra điện thoại 46 lần mỗi ngày và con số này tăng lên ở những người trẻ.

Vấn đề đáng bàn luận ở đây là mỗi khi chạm vào điện thoại, bạn đã truyền vi khuẩn mà mình đã tiếp xúc cả ngày vào chiếc điện thoại ấy.

Đi xe buýt, lái xe ngoài đường, đi vệ sinh, đến những nơi đông người, mỗi lần nói chuyện, mỗi lần ho hay bệnh… tất cả những siêu vi khuẩn không thể nhìn thấy tận mắt ấy xuất hiện đầy đủ trên chiếc điện thoại của bạn.

Trung bình một chiếc điện thoại cảm ứng có 25.000 vi khuẩn trên một inch vuông (đơn vị đo lường của Anh - Mỹ).

Và những con vi khuẩn này phát triển theo cấp số nhân.

Vậy nên hoàn toàn có căn cứ để nói rằng: điện thoại là vật dụng bẩn nhất mà bạn tiếp xúc hằng ngày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tierno chia sẻ, các nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều loại vi khuẩn, virus trên điện thoại. Phổ biến nhất là các loại vi khuẩn trên da người, trong đường hô hấp và vi khuẩn sống trong phân.

Thậm chí, nhiều cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin - gây ra nhiễm trùng “staph” không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường, streptococcus gây bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.

Theo tiến sĩ Charles Gerba, giáo sư vi sinh học: “Vi trùng như E.coli cũng như cúm và MRSA thường được tìm thấy trên các điện thoại di động, chúng gây ra chứng phát ban và nhiễm trùng da”.

Cách vệ sinh điện thoại

Bỏ điện thoại là điều không thể nhưng làm cho nó sạch hơn là điều hoàn toàn có thể.

“Bạn nên định kì làm sạch điện thoại. Tôi làm việc đó vào cuối ngày chỉ bằng vài lần lau mà thôi”, Philip Tierno - nhà vi sinh vật học và nghiên cứu bệnh tại Trường Y của Đại học New York cho biết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dụng cụ cần thiết để làm sạch điện thoại

- Miếng vải bông mềm hoặc miếng khăn lau mắt kính để thay thế.

- Tăm bông ngoáy tai: nên sử dụng loại đầu bông tốt bằng chất liệu cotton.

- Một lọ nước cất: dùng để chùi rửa thiết bị khi cần thiết mà không gây phản ứng ăn mòn.

- Một lọ cồn: Giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Lưu ý, bạn tuyệt đối không nên sử dụng những loại thuốc tẩy rửa mạnh vì chúng sẽ gây ra phản ứng hóa học, ăn mòn, han gỉ… cho các linh kiện điện tử bên trong đó nha.

Các bước là sạch điện thoại

- Đầu tiên bạn cần tắt nguồn di động trước khi vệ sinh.

- Sau đó, bạn hãy tiếp tục tháo rời bộ cánh bảo vệ điện nếu đang sử dụng, tháo vỏ nắp phía sau và tháo pin.

- Màn hình là bộ phận đầu tiên cần được chăm sóc vì có đến 80% vi khuẩn trú ngụ tại đây. Nhẹ nhàng gỡ miếng dán điện thoại để tránh bị xướt.

- Dùng miếng vải bông đã thấm cồn và tiến hành lau màn hình. Chất alcohol trong cồn sẽ giúp làm sạch hầu hết vi khuẩn. Sau đó, bạn dùng vải bông thấm nước cất và lau sạch thêm lần nữa.

- Công việc này cũng thực hiện tương tự với mặt sau của điện thoại.  

- Bạn cũng đừng quên làm sạch cả 2 mặt của nắp máy phía sau. Nếu thiết bị làm bằng kim loại thì chỉ nên dùng nước cất để lau chùi.

- Với khu vực bên trong điện thoại, bạn chỉ lấy miếng tăm bông khô nhằm làm sạch bụi bặm. Với những vị trí bẩn nhất là xung quanh pin, đinh ốc, các góc khe… có thể dùng tăm bông thấm nước cất để lau chùi, nhưng đừng làm nước dây vào linh kiện điện tử.

- Nếu muốn làm sạch camera, bạn hãy sử dụng tăm bông thấm nước cất. Tuy nhiên, cách thực hiện có đôi chút khác biệt. Bạn dùng tăm bông xoay tròn nhiều lần để làm sạch ống kính nhưng đừng nhấn mạnh kẻo làm hỏng lớp kính bảo vệ. Thực hiện tương tự với vị microphone.

Nếu chưa bao giờ làm vệ sinh cho điện thoại thì đây là lúc bạn cần bắt đầu ngay lập tức.

Tiểu Bùi

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo