Hợp tác quảng cáo

11 thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng đang “âm thầm phá hủy” hệ miễn dịch của bạn

11:48 AM | 18/02/2020 -
Khỏe +

Sống khỏe mạnh không chỉ là rửa tay sạch, bổ sung thực phẩm tăng hện miễn dịch... Những thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại dưới đây lại đang tàn phá hệ thống miễn dịch, khiến bạn rất dễ mắc bệnh.

Ít hoặc không uống nước

Chúng ta đều biết rằng việc uống nước có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, uống 2 ly nước vào buổi sáng, 2 ly nước sau 10 giờ trưa, 2 ly nước vào buổi chiều và 1 ly nước vào buổi tối.

Tuy nhiên, nhiều người lười uống nước vì họ bận rộn trong công việc hoặc đơn giản chỉ là họ không thích uống nước, điều này sẽ gây ra gánh nặng lớn cho cơ thể.

Ví dụ, độc tố của cơ thể không thể được loại bỏ, chúng tích tụ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chức năng hoạt động của gan và lá lách. Ngoài ra, bàng quang sẽ dần co lại do thiếu nước. Từ đó, thói quen xấu này khiến cho hệ miễn dịch của bạn kém hơn, da xấu và bạn trở nên già trước tuổi.

11 thoi quen tuong chung nhu vo hai nhung dang “am tham pha huy” he mien dich cua ban
 

Ít bạn bè

Các nghiên cứu tìm thấy người càng có ít mối liên hệ bạn bè trong công việc, ở nhà và trong cộng đồng thì càng dễ ốm. Khi đó, não của chúng ta ngập tràn các hóa chất gây lo lắng, và tuổi thọ sẽ bị rút ngắn.

Lạm dụng thuốc kháng sinh
 
Các nhà nghiên cứu New York sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra đã đưa ra nhận định: Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây tổn hại khả năng miễn dịch bẩm sinh của đường ruột, nguyên do là sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bị nhiễm trùng. Từ đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Ăn sai chất béo 

Các loại chất béo bão hòa gây hại cho hệ thống miễn dịch, gây viêm. Trong khi đó axit béo omega-3 không bão hòa là chất chống viên, kiểm soát một số chất đạm, giúp cơ thể nhận ra tác nhân gây bệnh, theo một nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ. Chẳng hạn, thay vì tiêu thụ bữa ăn nhiều thịt bò giàu chất béo bão hòa, bạn nên ăn cá hồi hay cá ngừa, rất nhiều omega-3, hoặc nấu ăn với dầu hạt cải thay vì bơ.

11 thoi quen tuong chung nhu vo hai nhung dang “am tham pha huy” he mien dich cua ban
 

Không ngủ đủ giấc

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, đa số mọi người, nhất là những bạn trẻ đều thường xuyên ngủ không đủ giấc. Chúng ta thường xem nhẹ sự quan trọng của một giấc ngủ bởi vì chúng ta không biết rằng chỉ cần một đêm thiếu ngủ cũng đủ gây nên hàng loạt vấn đề cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, thời gian ngủ của một số người giảm mất một giờ, từ đó khiến tỷ lệ đau tim phát sinh tăng lên 21%. Thiếu ngủ không chỉ góp phần hình thành khối u mà còn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nó lên 200%. Một đêm không ngon giấc có thể gây suy giảm đến 70% khả năng hoạt động của tế bào NK, một loại bạch cầu thuộc hệ miễn dịch trong cơ thể, giúp xác định và tiêu diệt tế bào ung thư.

Suy giảm đến tận 70% khả năng hoạt động của tế bào trong hệ thống miễn dịch chỉ vì không ngủ đủ giấc có khiến bạn suy nghĩ lại? Chúng ta thường dành rất nhiều thời gian cho công việc, thậm chí bỏ quên cả giấc ngủ của mình mà không hề biết rằng: Khi sức khỏe không còn thì công việc mà bạn dành bao nhiêu tâm huyết ấy cũng sẽ mất đi. Vậy nên, thay đổi thói quen tưởng chừng như vô hại này sẽ giúp bạn có được một hệ miễn dịch thật tốt và một sức khỏe thật khỏe mạnh.

Chịu áp lực trong thời gian dài

Nếu bị căng thẳng, áp lực trong một thời gian dài, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên. Stress mãn tính có thể khiến cơ thể bạn sản sinh nhiều hơn hormone căng thẳng, ức chế hoạt động của tế bào miễn dịch.

Áp lực, căng thẳng trong cuộc sống là điều khó tránh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có các biện pháp để làm giảm điều này như: ngồi thiền, giao tiếp nhiều hơn với người khác, tập thể dục, đi tư vấn tâm lý phù hợp.

Một nghiên cứu cho thấy những người ngồi thiền thường xuyên có phản ứng miễn dịch khỏe mạnh hơn. Trong thí nghiệm, những người thiền trong 8 tuần đã tạo ra nhiều kháng thể với cúm hơn những người không thiền. Tiếp tục theo dõi thêm 4 tháng, họ vẫn cho thấy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, phản ứng rất tốt.

11 thoi quen tuong chung nhu vo hai nhung dang “am tham pha huy” he mien dich cua ban
 

Nhịn đi tiểu

Nhiều người trẻ chịu áp lực cao trong công việc, ít thời gian, do đó họ tạo thành thói quen nhịn đi tiểu, thậm chí có người còn nhịn tiểu cả tiếng đồng hồ.

Hành động nhịn đi tiểu sẽ gây áp lực lên bàng quang, theo thời gian nếu bạn nhịn tiểu càng lâu thì bàng quang sẽ ngày càng trở nên lỏng lẻo. Điều này là bởi bàng quang giống như một túi nước, chỉ có thể chứa 200ml nước tiêu. Bạn nhịn tiểu tức đang đang ép bàng quang phải chứa lượng nước tiểu vượt quá khả năng của nó. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa thói quen xấu này nếu không muốn bản thân suốt ngày ốm yếu.

Luôn quên bút bên mình

Việc có một cây bút bên mình mọi nơi, mọi lúc có thể giúp bạn tránh được việc lây virus cảm lạnh, cảm cúm do dùng chung đồ vật với người khác, như bút chung tại ngân hàng, tại cửa hàng ăn, hoặc tại phòng mạch. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các đồ đạc khác nơi công cộng như tay vịn thang cuốn, cửa ra vào toilet...

Hút thuốc thụ động
 
Hút thuốc và hút thuốc thụ động đều gây hại cho sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 3.000 người Mỹ bị tử vong vì ung thư phổi do hút thuốc thụ động.

11 thoi quen tuong chung nhu vo hai nhung dang “am tham pha huy” he mien dich cua ban
 

Uống rượu nhiều

Rượu gây ức chế hệ miễn dịch. Uống rượu nhiều làm cho các tế bào máu trắng kém hiệu quả khi tấn công các vi khuẩn có hại và ngăn cản khả năng sản xuất các tế bào của cơ thể để tiêu diệt vi khuẩn, virus. Thậm chí, một ngày sau khi uống rượu, cơ thể vẫn yếu trong cuộc chiến chống lại bệnh nhiễm trùng, theo Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu.

Không ăn sáng

Nhiều người nghĩ rằng họ phải dậy sớm để làm việc, vì vậy họ sẽ bỏ ăn sáng để tiết kiệm thời gian. Dù sao, họ có thể ăn bù vào buổi trưa. Điều này là rất sai.

Mặc dù chúng tôi ăn bù vào buổi trưa và buổi tối, nhưng bữa ăn sáng vẫn được coi là rất cần thiết. Bằng cách này, chúng ta có thể “đóng công tắc bật” chức năng trao đổi chất của cơ thể.

Vào buổi sáng, bạn sẽ không bị chóng mặt khi ăn sáng. Bạn cũng sẽ làm việc dễ dàng hơn và các chức năng của cơ thể sẽ được phát huy đầy đủ. Không ăn sáng sẽ mang lại gánh nặng nhất định cho dạ dày. Axit dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày, và mật sẽ ngày càng cô đặc hơn. Sự trao đổi chất chậm chạp của cơ thể sẽ không bài tiết chất độc.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Thuốc và sức khỏe

Dinh dưỡng

Làm đẹp