Hợp tác quảng cáo

3 tín hiệu cho thấy "chỉ số mệt mỏi" của bạn đang gia tăng, cần khắc phục như thế nào?

Cuộc sống áp lực và bận rộn có thể làm ta quên mất việc phải chú ý chăm sóc bản thân, lâu dần sẽ khiến sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu một ngày bạn phát hiện mình có 3 tín hiệu này, chứng tỏ “chỉ số mệt mỏi” đang tăng cao.

"Chỉ số mệt mỏi" là một thuật ngữ nhằm nhắc đến tình trạng sức khoẻ (bao gồm thể chất và tinh thần của một người), được đề cập thông qua mức độ mệt mỏi mà bất kỳ ai đang trải qua, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng, thiếu ngủ, hoặc các vấn đề sức khỏe khác. 

“Chỉ số mệt mỏi” có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, tư duy, tinh thần, và chất lượng cuộc sống của bất kỳ ai, và thường được thể hiện thông qua 3 biểu hiện sau đây. Nên nếu mọi người nhận thấy mình đang mắc phải các dấu hiệu này, chứng tỏ “chỉ số mệt mỏi” đang tăng cao thì cần tìm biện pháp khắc phục ngay.

1. Cảm thấy khó thở bất thường và dễ bị cáu kỉnh

Chịu áp lực hoặc phải làm việc cường độ cao trong một thời gian có thể khiến cơ thể bị dễ bị kiệt sức, ngoài ra cũng khiến não bộ bị căng thẳng kéo dài. 

Nếu cảm thấy mệt mỏi, thậm chí xuất hiện những cơn khó thở bất thường thì rất có thể tình trạng căng thẳng của bạn đang diễn ra rất nghiêm trọng. Theo đó, nó sẽ làm cho hàm lượng cortisol và adrenaline gia tăng đáng kể. Hai loại hormone này có khả năng làm tăng huyết áp và khiến cho nhịp tim nhanh hơn so với mức bình thường. Khi nhịp tim tăng nhanh liên tục sẽ thúc đẩy cơ tim bơm máu và cần đến một lượng oxy lớn. Tình trạng này sẽ làm cho khối lượng oxy bên trong phế nang bị giảm sút và gây ra triệu chứng khó thở. Tình trạng này nếu kéo dài lâu dần có thể gây ra nhiều nguy cơ cho hệ tim mạch. 

Ngoài ra, nếu bạn bỗng thấy mình dễ cáu kỉnh hơn bình thường, thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy “chỉ số mệt mỏi” đang tăng cao, nếu không giải quyết sớm thì dễ dẫn đến nguy cơ trầm cảm. Cụ thể, khi cơn cáu giận bùng phát dữ dội thì mọi hành động, lời nói hay suy nghĩ kiểm soát khó khăn. Ngược lại người hay cáu gắt với người thân và nóng giận cũng tác động nghiêm trọng đến tâm lý. Khi tâm lý liên tục tấn công từ các nhân tố dễ khiến cơ thể phát sinh chứng trầm cảm.

3 tin hieu cho thay

Do đó, cách tốt nhất để kiểm soát căng thẳng và cải thiện chứng khó thở này chính là lên kế hoạch và cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi thật hợp lý (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia khuyến khích rằng mỗi người chỉ nên làm việc từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, đồng thời cần phải đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng. Bên cạnh đó cũng nên tập các bài tập thở sâu thường xuyên để làm giảm căng thẳng và tăng hàm lượng oxy trong cơ thể.

2. Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ

Bạn cảm thấy mình đang trở nên lơ đễnh, nhớ trước quên sau thì đây cũng là một dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn đang bị quả tải - đặc biệt là phần não bộ. Nguyên nhân là do bạn đang đắm chìm quá nhiều vào trong các áp lực của công việc hoặc cuộc sống, dẫn đến thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ nông, nghỉ ngơi ít và điều này cũng vô tình khiến não bộ căng thẳng theo. Khi não bộ hoạt động liên tục mà không được nghỉ ngơi, điều này theo thời gian sẽ giết chết các tế bào thần kinh trong não bộ, dẫn đến tình trạng nhớ nhớ quên quên.

Để khắc phục tình trạng này, việc vận động thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, một chế độ tập thể dục đa dạng, phù hợp sức khỏe với tần suất hợp lý là một trong những cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này. 

Bên cạnh đó, đừng quên việc ngủ đủ giấc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và cơ thể chúng ta, đồng thời là yếu tố chăm sóc, hồi phục lại não bộ sau một ngày dài “làm việc” mệt mỏi nhằm hoạt động trơn tru hơn cho ngày hôm sau. Thời gian thích hợp cho một giấc ngủ ngon là 7 - 8 tiếng, và thời gian lên giường không trễ hơn 23h.

3 tin hieu cho thay

Bỏ ngay thói quen thức khuya, xây dựng lịch ngủ đủ giấc và đúng giờ mới chính là điều kiện giúp cho “chỉ số mệt mỏi” giảm xuống, đồng thời khắc phục được tình trạng nhớ nhớ quên quên (Ảnh: Internet)

3. Thích ăn nhiều đồ ngọt

Khi ta cảm thấy căng thẳng, não bộ sẽ tiết ra ra rất nhiều hormone cortisol làm tăng cảm giác làm tăng cảm giác đói và thúc đẩy sự thèm ăn. Trong khi đó, đồ ngọt lại chứa rất nhiều serotonin - một hoạt chất giúp cải thiện tâm trạng. Chính vì vậy mỗi khi bị căng thẳng, ta lại cực kỳ thèm đồ ngọt.

Bên cạnh đó, cơ thể của ta cũng có thể bị suy kiệt hoặc mất nhiều năng lượng khi phải chịu áp lực kéo dài, ăn đồ ngọt cũng có thể giúp bổ sung năng lượng nên có nhiều người khá phụ thuộc vào các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp hữu hiệu để giải toả tâm trạng hiệu quả. Vì sau một thời gian ngắn khi ăn xong, lượng đường trong máu cũng sẽ giảm khiến tình trạng mệt mỏi cũng quay trở lại, tiếp đó là nó sẽ dẫn đến nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như tiểu đường, đông máu, đột quỵ,...

3 tin hieu cho thay

Nên gặp bác sĩ tâm lý ngay nếu cảm thấy tình trạng căng thẳng của mình càng lúc càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy thèm ăn, bạn nên chuyển sang ăn những thực phẩm vừa tạo cảm thấy ngon miệng, vừa ít chất béo và calo như ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, phô mai,... (Ảnh: Internet)

Cơ thể của chúng ta rất cần được nghỉ ngơi, chữa lành khi trải qua nhiều áp lực và căng thẳng. Vì vậy, khi phát hiện mình có 3 biểu hiện kể trên, chứng tỏ cơ thể đang bị quá tải và rất mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi và thư giãn ngay nhé!

Xem thêm: Khuyến khích con ăn 6 loại siêu thực phẩm này để tốt cho sức khỏe

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin



 

Tin cùng chuyên đề

TIN KHÁC

Sống tâm lý

Cho con

Giảm béo